Áo Nhật Bình của Công Chúa và Hậu Phi trong cung
Theo "Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ" thì áo Nhật Bình được quy định là thường phục cho Hậu Phi, Công chúa. Áo Nhật Bình có nguồn gốc từ áo Đối Khâm Phi Phong đời Minh là dạng áo Đối Khâm có cổ hình chữ nhật to bản, dùng dây buộc 2 vạt áo.
Ngay từ năm Gia Long thứ 6 (1807) đã quy định về việc sử dụng Nhật Bình trong nội cung. Theo sách Khâm định Đại Nam Hội điển Sử lệ thì áo Nhật Bình là triều phục (tức các dịp lễ lớn như sắc phong, các tiết Vạn thọ, tiết Thánh thọ, tiết Thiên thu v..v..) dành cho các bậc Nhất giai Phi, Nhị giai Phi, Tam giai Tần, Tứ giai Tần. Tùy theo màu sắc mà phân biệt phẩm trật khác nhau.
Đối với các bậc Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu/ Hoàng Quý phi và Công chúa thì sử dụng Phượng bào làm triều phục còn Nhật Bình được sử dụng như một loại thường phục.
Màu sắc cụ thể của áo Nhật Bình được quy định tương ứng với từng cấp bậc như sau vào năm 1807:
- Hoàng hậu:
+) Mũ: 2 chiếc Cửu long kim ước phát, 1 cửu phượng kim ước phát, 8 trâm phượng bằng vàng.
+) Y phục: 1 áo bào Nhật Bình làm bằng sa sợi vàng thêu 20 hình rồng phượng, loan, trĩ, 1 thường may bằng tơ Bát ti trắng thêu rồng phượng.
Nam Phương hoàng hậu mặc áo Nhật bình đội khăn vành trong các sự kiện khác nhau.[/caption]
- Công chúa:
+) Mũ: 1 Thất phượng Kim ước phát, 12 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình may bằng sa sợi đỏ, thêu phượng ổ.
- Cung tần nhị giai:
+) Mũ: 1 chiếc Ngũ phượng Kim ước phát, 10 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình bằng sa màu xích đào thêu loan ổ, 1 thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu loan ổ.
- Cung tần tam giai:
+) Mũ: 1 chiếc Tam phượng Kim ước phát 8 trâm hoa.
+) Y phục: Áo Nhật bình làm bằng sa màu tím chính sắc thêu phượng ổ, 1 thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu loan ổ.
- Cung tần tứ giai:
+) Mũ: 1 chiếc nhất Phượng kim ước, 8 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình bằng sa màu tím nhạt, 1 thường bằng tơ Bát ti trắng thêu loan.
Quy chế mũ mão đi kèm với trang phục Nhật Bình không cố định, đầu thời Nguyễn sử dụng Kim ước phát, đến thời Thiệu Trị năm 1846 được đổi thành một loại thủ sức gọi là Kim phượng. Đến cuối thời Nguyễn, hình ảnh khá quen thuộc là các bà hoàng thời kì này sử dụng Nhật Bình và đầu vấn khăn vành.
Ngay từ năm Gia Long thứ 6 (1807) đã quy định về việc sử dụng Nhật Bình trong nội cung. Theo sách Khâm định Đại Nam Hội điển Sử lệ thì áo Nhật Bình là triều phục (tức các dịp lễ lớn như sắc phong, các tiết Vạn thọ, tiết Thánh thọ, tiết Thiên thu v..v..) dành cho các bậc Nhất giai Phi, Nhị giai Phi, Tam giai Tần, Tứ giai Tần. Tùy theo màu sắc mà phân biệt phẩm trật khác nhau.
Đối với các bậc Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu/ Hoàng Quý phi và Công chúa thì sử dụng Phượng bào làm triều phục còn Nhật Bình được sử dụng như một loại thường phục.
Màu sắc cụ thể của áo Nhật Bình được quy định tương ứng với từng cấp bậc như sau vào năm 1807:
- Hoàng hậu:
+) Mũ: 2 chiếc Cửu long kim ước phát, 1 cửu phượng kim ước phát, 8 trâm phượng bằng vàng.
+) Y phục: 1 áo bào Nhật Bình làm bằng sa sợi vàng thêu 20 hình rồng phượng, loan, trĩ, 1 thường may bằng tơ Bát ti trắng thêu rồng phượng.
- Công chúa:
+) Mũ: 1 Thất phượng Kim ước phát, 12 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình may bằng sa sợi đỏ, thêu phượng ổ.
+) Mũ: 1 chiếc Ngũ phượng Kim ước phát, 10 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình bằng sa màu xích đào thêu loan ổ, 1 thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu loan ổ.
- Cung tần tam giai:
+) Mũ: 1 chiếc Tam phượng Kim ước phát 8 trâm hoa.
+) Y phục: Áo Nhật bình làm bằng sa màu tím chính sắc thêu phượng ổ, 1 thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu loan ổ.
- Cung tần tứ giai:
+) Mũ: 1 chiếc nhất Phượng kim ước, 8 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình bằng sa màu tím nhạt, 1 thường bằng tơ Bát ti trắng thêu loan.
Quy chế mũ mão đi kèm với trang phục Nhật Bình không cố định, đầu thời Nguyễn sử dụng Kim ước phát, đến thời Thiệu Trị năm 1846 được đổi thành một loại thủ sức gọi là Kim phượng. Đến cuối thời Nguyễn, hình ảnh khá quen thuộc là các bà hoàng thời kì này sử dụng Nhật Bình và đầu vấn khăn vành.
Nhận xét
Đăng nhận xét