Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2018

Khăn vấn

Hình ảnh
Khăn vấn là một dạng phục sức đã ăn sâu vào nhận thức của người Việt khi nói đến những trang phục truyền thống. Đây là dạng phục sức thịnh hành vào triều đại gần nhất là nhà Nguyễn, theo lẽ dĩ nhiên phải ấn tượng nhất trong tâm thức người Việt. Song thật trớ trêu rằng ở thời hiện đại, tuy luôn tôn vinh những hình ảnh khăn vấn áo thụ lĩnh, nhưng người Việt lại chưa hiểu và biết rõ hoàn toàn tính chất của loại phục sức này. Xuất xứ chính xác của loại phục sức này đến nay vẫn hoàn toàn không chắc chắn, song những nhận định trong Ngàn năm áo mũ (Trần Quang Đức) đều khá hợp lý rằng nó trở nên phổ biến vào đầu thời Nguyễn, cùng với áo Thụ lĩnh (loại áo cổ đứng, chính là dạng áo tiền đề của loại trang phục mà ngày nay gọi là “áo dài”). Với chức năng làm gọn tóc để tránh nóng, người An Nam thời Nguyễn dần chú ý hình dáng của nó để kiểu cách hơn, hợp với nhu cầu làm đỏm, và đến cuối thời Nguyễn nó đã đạt đến hình thái ổn định. Nhưng do sự đứt gãy văn hóa trầm trọng ỏ Việt Nam thời hiện đ

Thuê áo the khăn xếp tại Hà Nội

Hình ảnh
Áo the khăn xếp một nét văn hóa đặc sắc của người quan họ Bắc Ninh thời xưa với kiểu dáng vô cùng độc đáo và ấn tượng.  Cho thuê áo the khăn xếp tại Hà Nội Liên hệ:  02432668322 Áo the khăn xếp nét độc đáo của làng quan họ Bắc Ninh với dải yếm đào, quần lĩnh, tà áo the cùng đôi guốc mộc. Hình ảnh những cô gái với giọng hát ngọt ngào trong bộ váy the, đầu đội khăn xếp đã thành một biểu tượng đặc sắc của người Bắc Ninh. Bộ quần áo the làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau nhưng đa phần áo được làm từ chất liệu vải von nhung mềm mại, nhẹ nhàng để tạo cho bộ áo trở lên uyển chuyển và thướt tha hơn. Kiểu dáng của bộ áo the không khác so với bộ áo tứ thân là mấy, chỉ khác chút là tà áo khoác ngoài của bộ áo the được may hai lớp với lớp ngoài sử dụng gam màu trầm tối giản như màu tím than hoặc màu đen, lớp phía trong sử dụng gam màu sặc sỡ, chia làm hai màu màu xanh và màu đỏ để lộ một phần ra phía ngoài tạo cho bộ áo thêm nổi bật và khác lạ. Bên trong là chiếc yếm đào với những gam

Trang phục quan lại triều Nguyễn

Hình ảnh
Quy chế trang phục của quan lại triều Nguyễn có 2 lần sửa đổi lần 1 là vào năm 1804 đời vua Gia Long và năm 1845 đời vua Thiệu Trị, lần sửa đổi năm 1845 căn bản không thay đổi nhiều quy chế năm 1804 chỉ khác năm 1845 quy định chỉ quan lục phẩm trở lên mới được mặc triều phục. Vì thế chỉ xin thống kê quy chế triều phục vào năm 1845 theo  Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ Tuy nhiên trước khi vào cụ thể mình xin đồ giải rõ một chiếc mũ Phốc đầu, về căn bản mũ Phốc đầu của nước ta qua các triều đại hình dáng không quá khác biệt, cái để phân biệt là các dạng hoa văn trang sức trên mũ, với nhà Nguyễn thì quan văn sẽ đội mũ Phốc đầu dáng tròn quan võ đội mũ Phốc đầu dáng vuông Đồ giải mũ Phốc đầu nhà Nguyễn 1) Trang sức Bác sơn (còn gọi là khỏa kiều) 2) Hoa vàng 3) Giao long vàng 4) Khỏa giản vàng (còn gọi là hốt) 5) Cánh chuồn mũ đầu bọc vàng (Ở các cấp cao hơn thì viền cánh chuồn được bọc vàng) bề mặt trang trí giao long vàng như hình dưới đây Đó là mặt trước còn mặt sau mũ (Ở đây mì

Trang phục công chúa triều Nguyễn

Hình ảnh
- Trưởng công chúa (Quy chế năm 1808): +) Mũ:  Đội mũ Thất phượng quan với hình dáng cơ bản gần như Cửu phượng quan, làm bằng lông mã vĩ trùm búi tọc sức vàng, 4 khỏa kiều vàng, 1 chiếc sức chân tóc, 7 hình phượng bay, 4 miếng cổ đồ, 2 đóa hoa mai, 4 hoa cúc, 7 hoa mận, 4 trâm hoa, 1 vòng trang sức quanh đỉnh đầu, 1 vòng sức quanh viền mũ, đều đính với 1 miếng tuyến khảo trổ hình phượng, 2 miếng khỏa bản, 1 bộ trâm bạch kim xâu 120 hạt giả châu khảm 230 hạt pha lê.  +) Y phục:  Phượng bào may bằng đoạn bát ti bóng màu hoa xích thêu hình phượng ổ, thường may bằng đoạn Bát ti bóng màu tuyết bạch thêu hình phượng ổ ngũ sắc xen kim tuyến, đai có thân bằng tre thuộc bọc đoạn Bát ti bóng màu hoa xích, sức 18 miếng trang sức vuông dẹt bằng vàng, mặt trang trí cổ đồ, vân phượng lót bằng kính, 1 đôi tất bằng lĩnh bát ti màu tuyết bạch, 1 đôi hài bằng tơ xích vũ thêu phượng. Phượng bào màu đỏ phục chế trong bộ sưu tập Báu vật cung đình triều Nguyễn. Phượng bào đ

Phượng bào của Hoàng Thái Hậu và Hoàng Hậu

Hình ảnh
Triều phục là cách gọi của nhà Nguyễn về lễ phục phượng bào của Hoàng hậu và Hoàng thái hậu. Theo Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ thì quy định nhà Nguyễn về Triều phục của hậu phi và công chúa như sau:  - Hoàng Thái hậu:  + Mũ đội: Cửu Phượng quan, thân mũ làm bằng lông mã vĩ, trùm búi tó, sức 9 hình phượng múa rồng bay, khảm 9 lạp bổn, 1 miếng vân hoa bó tóc, 1 bác sơn vàng, 12 cánh hoa bướm, 4 trang sức trâm, 2 cành hốt phía trước, 1 vòng liên đằng bọc tóc, 4 đóa hoa mai, 2 đoạn liên đằng trang sức chân tóc, 1 miếng khỏa kiều đằng sau, phô hình phượng nạm vàng một đoạn chỉ, 4 thân trâm bạch kim xâu chuỗi thùy anh, 198 hạt chân trâu cỡ nhỏ, khảm 235 hạt pha lê các loại. Nghạch cân làm bằng đoạn Bát ti màu thiên thanh lót lĩnh đại tào màu vàng chính sắc sức 4 khuyên vàng, 1 dải thao tơ. Mũ được phép khảm gương và xâu thêm ngọc châu bao nhiêu tùy ý thích của Hoàng thái hậu.  + Y phục: Phượng bào bằng sa mát màu vàng chính sắc, thêu chữ Thọ ngũ sắc gia kim, hoa, sóng nước xen

Áo Viên Lĩnh hay Đoàn Lĩnh, Bàn Lĩnh

Hình ảnh
Áo Viên lĩnh (圓領) là một dạng thức áo có cổ áo hình tròn, cũng gọi là Đoàn lĩnh (團領) hay Bàn lĩnh (盘领), rất phổ biến trong văn hóa các xứ Đông Á từ khi triều đại nhà Đường của họ Lý thống trị trung nguyên. Đây là loại áo đã trở nên phổ biến khắp văn minh Đông Á ngang ngửa với áo Giao lĩnh . Xuất xứ từ Tây Vực truyền đến, viên lĩnh cổ áo thiết kế nhằm phục vụ nhu cầu hoạt động. Cổ áo khép kín là để phòng ngừa gió cát xâm nhập, nút thắt áo ở trên bả vai ngay cổ nên tạo thành tên gọi “Thượng lĩnh”. Khi mở cổ áo này ra, nó tạo thành hình ảnh một chiếc áo Phiên lĩnh (翻領) kiểu người Hồ rất hay thấy trong văn hóa thời Đường. Khoảng thời Đường đến Tống, loại áo này được gọi Thượng lĩnh (上领), sang thời Minh mới bắt đầu gọi “Viên lĩnh”, “Đoàn lĩnh” rồi cả “Bàn lĩnh” vậy. Loại áo này trở nên phổ dụng bao giờ hết từ thời Đường, chủ yếu dùng cho sĩ đại phu và nam giới vì kết cấu lịch lãm gọn nhẹ mà không kém phần cao quý. Sang thời Tống-Minh, áo này được kết cấu khác đi một chút khi đường may

Áo Nhật Bình của Công Chúa và Hậu Phi trong cung

Hình ảnh
Theo "Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ" thì áo Nhật Bình được quy định là thường phục cho Hậu Phi, Công chúa. Áo Nhật Bình có nguồn gốc từ áo Đối Khâm Phi Phong đời Minh là dạng áo Đối Khâm có cổ hình chữ nhật to bản, dùng dây buộc 2 vạt áo. Ngay từ năm Gia Long thứ 6 (1807) đã quy định về việc sử dụng Nhật Bình trong nội cung. Theo sách Khâm định Đại Nam Hội điển Sử lệ thì áo Nhật Bình là triều phục (tức các dịp lễ lớn như sắc phong, các tiết Vạn thọ, tiết Thánh thọ, tiết Thiên thu v..v..) dành cho các bậc Nhất giai Phi, Nhị giai Phi, Tam giai Tần, Tứ giai Tần. Tùy theo màu sắc mà phân biệt phẩm trật khác nhau. Đối với các bậc Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu/ Hoàng Quý phi và Công chúa thì sử dụng Phượng bào làm triều phục còn Nhật Bình được sử dụng như một loại thường phục. Màu sắc cụ thể của áo Nhật Bình được quy định tương ứng với từng cấp bậc như sau vào năm 1807: - Hoàng hậu: +) Mũ: 2 chiếc Cửu long kim ước phát, 1 cửu phượng kim ước phát, 8 trâm phượng bằng vàng. +) Y

May đo áo dài khăn đóng cho cụ ông mừng thọ, thượng thọ, áo cúng lễ

Hình ảnh
Mừng thọ cũng là cách giáo dục, răn dạy con cháu bổn phận ăn ở trước sau với người đời, với xã hội. Trong nghi lễ mừng thọ thì không thể thiếu bộ trang phục áo dài dân tộc Việt Nam để người cao tuổi mặc khi thi hành nghi lễ cúng tổ tiên và ra đình,chùa Độ tuổi mừng thọ có thể chia làm 3 bậc: -Hạ thọ: từ 61 tuổi đến 69 tuổi (mặc mầu xanh dương ) -Trung thọ: từ 70 tuổi đến 80 tuổi (mặc mầu vàng ) -Thượng thọ: từ 80 tuổi đến 89 tuổi (mặc mầu đỏ) -Đại Thọ : Từ 90 trở lên ( trong đó thì độ tuổi từ 81 tuổi trở lên mặc chung mầu đỏ.Một số vùng các cụ coi mầu vàng là mầu cao nhất ) Ỷ Vân Hiên - phục vụ quanh năm áo dài đủ mầu cho các độ tuổi thọ của các cụ để cử hành nghi lễ.  Đủ bộ gồm :Áo+quần+ khăn xếp hoặc khăn vấn. Có Đủ mầu :Đỏ+Đen+ Vàng+Xanh.  Mừng thọ một nét văn hóa mang tính nhân văn. Không rõ phong tục mừng thọ chính xác có từ bao giờ, nhưng đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác và tồn tại cho đến ngày nay. Thông thường, 70 tuổi gọi là thượng

Phục Dựng Hài truyền thống thời xưa

Hình ảnh
Hài – tương tự như guốc – thường dùng để đi vào dịp trang trọng hoặc lúc nhàn rỗi. Mũi hài và cách thức khâu hài không khác công nghệ của Trung Hoa là bao, tuy nhiên, hài nước Nam có đặc điểm là hở gót. Có lẽ điều này xuất phát từ quan điểm thẩm mỹ của người Việt rằng gót chân là chỗ gợi cảm của con người, hoặc giả, vì khí hậu nóng ẩm của nước ta. Mũi hài hơi cong nhẹ, vươn lên trên. Mùa đông, người ta có thể đi hài với lót bông để giữ ấm… Chất liệu: Da lộn, Xốp cứng, Bông Kích cỡ: 38, 40, 41, 42 Hình ảnh phục dựng đôi hài truyền thống tại Ỷ Vân Hiên

Khăn lươn - Khăn vấn tóc của phụ nữ Bắc Kỳ xưa

Hình ảnh
Khăn lươn  được làm từ một mảnh vải không quá dài, có độn tóc bên trong (hoặc có 1 đoạn “ruột gà” ở trong để buộc vào tóc – cho những người tóc mỏng, ngắn), được quấn một vòng quanh đầu để giữ cho tóc được gọn. Các thiếu nữ khi đi hội còn ưa để tóc đuôi gà cho tăng phần duyên dáng. Ngoại trừ màu vàng (cho người hoàng phái) và hồng (cho cô đầu), các màu khác đều phổ biến. Hình ảnh phục dựng khăn lươn tại Ỷ Vân Hiên Phụ nữ Việt Nam để tóc dài, cho nên khi làm việc phải vấn tóc lại cho gọn gàng. Trước tiên, họ quấn tóc trong một cái khăn vấn tóc, là một miếng vải đen cuộn thành ống quấn trọn mái tóc. Đuôi tóc dài mà quấn được vào khăn vấn vài vòng thì rất chắc, rồi để chừa ra chừng một gang tay là tóc đuôi gà. Nếu tóc không đủ dài thì phải nối bằng một cái độn tóc

Khăn lượt - Vật dụng gắn liền với áo dài năm thân cổ đứng

Hình ảnh
Khăn lượt , hay còn được gọi là khăn vấn, khăn xếp – vật dụng không thể thiếu khi mặc áo dài nam năm thân cổ đứng. Mỗi khăn có độ dài trung bình từ 6 – 7m, có thể nhờ người vấn hộ hoặc tự vấn và tùy theo cách vấn mà khăn khi vấn xong sẽ có hình dạng khác nhau (vấn khăn chữ nhân “人”, hoặc vấn khăn chữ nhất “一” ). Khăn vấn là một tấm vải hình chữ nhật dài và khá dày, được quấn nhiều vòng quanh đầu và không phân biệt giới tính cũng như tuổi tác người dùng. Cứ theo các sắc lệnh của triều Nguyễn được chép trong Đại Nam thực lục, ban sơ người An Nam vẫn trung thành với lối vấn khăn kiểu Champa - mà hoàn toàn có thể truy đến tập quán của mọi cộng đồng Hồi giáo, nhưng dần dà được cách tân cho phù hợp với mỗi thời và mỗi đẳng cấp xã hội. Thậm chí, từ thế kỷ XX còn xuất hiện thêm các kiểu giả khăn vấn bằng gỗ, nhựa, kim loại... tuy nhiên thói quen này thường bị báo giới chê là kệch cỡm. Hình ảnh khăn lượt tại Ỷ Vân Hiên Có rất nhiều dạng khăn vấn, nhưng căn bản được phân theo 3 kiểu: Kh

Phục dựng guốc mộc - Nét đẹp trong hành trang văn hóa dân tộc

Hình ảnh
Cũng như áo dài, đôi guốc mộc là một vật vật dụng bé nhỏ, đơn sơ mà cũng rất đỗi gần gũi đã in dấu trong hành trang văn hóa dân tộc.Từ cuối thế XIX,đôi guốc mộc đã được gọt đẽo thanh thoát hơn bởi những người thợ tài hoa. Quai guốc thay đổi từ dây mây sang vải rồi đóng thêm miếng cao su ở đế. Khoảng những năm 40 của thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện những đôi guốc sơn màu sắc sặc sỡ và phải đến sau năm 1975, guốc mộc thực sự bước vào một cuộc cách mạng về kiểu dáng và chất liệu. Có thời kỳ mà guốc mộc hầu như mất đi địa vị và bóng dáng của mình trong các sinh hoạt hằng ngày. Bộ phận nghiên cứu của Công ty Ỷ Vân Hiên đã tiến hành phục dựng lại loại vật dụng này, cũng phần nào thể hiện được sự gìn giữ và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, đưa chúng trở lại với sinh hoạt hiện đại. Giá bán: 400.000vnđ Đôi guốc là một vật dụng gắn với sinh hoạt của người Việt đã in dấu bền bỉ suốt hàng ngàn năm trong hành trang văn hóa dân tộc. Có thời gian việc dùng guốc (kéo theo việ

Tìm hiểu về áo Giao Lĩnh (giao lãnh)

Hình ảnh
Áo giao lĩnh là loại áo vạt chéo, buộc vạt bên phải vốn phổ biến ở Châu Á. Đây là loại áo cổ xưa và được trọng nhất trong lễ tiết Á Đông. Cổn Miện – phục sức cao nhất của bậc đế vương, chỉ được dùng trong những dịp tế trời – luôn là dạng giao lĩnh vì tuân theo Chu Lễ. Ở Việt Nam hình ảnh áo giao lĩnh xưa nhất được tìm thấy trên tượng A Di Đà thời Lý tại chùa Phật Tích. Vào thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17 và 18, tranh và tượng thể hiện các tầng lớp dân cư mặc giao lĩnh còn lại khá nhiều. Nhóm Đại Việt Cổ Phong dựa trên đó để may bộ trang phục này dành cho trẻ nhỏ, với chất liệu là vân (tơ tằm) dệt bởi gia đình cố nghệ nhân Triệu Văn Mão. Hình ảnh phục dựng áo giao lĩnh tại Ỷ Vân Hiên Về tổng thể, y phục giao lĩnh mặc trong sinh hoạt thường nhật của triều Lê khá giống với y phục giao lĩnh triều Minh, song vẫn có nhiều điểm có thể dùng để nhận dạng: 1) Người triều Lê thường xõa tóc dài trong khi người Trung Quốc thường búi cao, tết đủ hình dáng. 2) Váy thời Minh nhiều khi được xế

Các kiểu áo dài truyền thống đẹp

Hình ảnh
Khi nói đến trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến Áo Dài. Trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà Áo Dài Việt Nam vẫn tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống, là một biểu tượng trong văn hóa của dân tộc Việt Nam. Dưới đây Ỷ Vân Hiên xin giới thiệu một số mẫu áo dài truyền thống mà chúng tôi phục dựng trong thời gian qua: Áo dài nam năm thân cổ đứng Áo dài nữ năm thân cổ đứng Áo giao lĩnh Côngty cổ phần Ỷ Vân Hiên  Văn phòng và showroom 1:145 ngõ 13 đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội Showroom 2: 40 Chu Văn An, Phường Phú Hội, Thành phố Huế 0974747704 Yvanhien512@gmail.com      www.facebook.com/ctcpyvanhien/

Quạt sừng giấy gió chân kim làm thủ công tại Hà Nội

Hình ảnh
Tên sản phẩm:  Quạt Sừng Giấy Dó Châm Kim thủ công Kích thước :  30,35,40,45cm Màu:  Nâu, Đỏ, Tím Than , Đen Họa tiết:  Rồng chầu mặt nguyệt Chất liệu:  Giấy dó, tre, sừng bò(hoặc sừng trâu), hoa nhôm, nhài sắt. Người sản xuất:  Nghệ nhân Lê Văn Thứ và Trần Thị Công. Giới thiệu quạt sừng giấy dó châm kim: Vật dụng sinh hoạt hằng ngày nói lên được tiết khí và phong tục của một cộng đồng, rộng hơn là một quốc gia. Quạt đã tồn tại trong lịch sử với nhiều kiểu dáng cũng như được làm nhiều chất liệu như quạt nan tre, quạt giấy, quạt lông hạc,… vừa có tác dụng hạ nhiệt, phù hợp với khí hậu nóng ẩm phương Nam, lại vừa có tác dụng trang trí, cũng như làm đạo cụ phục vụ cho các nghi thức tôn giáo. Cho tới cuối thế kỷ XIX,  Quạt sừng giấy dó châm kim  xuất hiện ở làng Canh Hoạch, do cụ Mai Đức Siêu – người được coi là tổ nghề của làng chế tác, dấy nghiệp. Loại phẩm vật này có đặc điểm bền đẹp, nan cứng mà không mọt được phết bằng nước cậy tốt (giúp kết dính), nhẹ, lại được dán bằng gi

Nét đặc trưng của áo dài truyền thống

Hình ảnh
ÁO DÀI Từ “ áo dài ” ngày nay được dùng để chỉ một loại áo cách điệu từ áo thụ lĩnh thông dụng của triều Nguyễn. Tuy nhiên, trong quá khứ, khái niệm “áo dài” (trường áo, trường y, trường bào, trường sam) không nhất thiết chỉ riêng thụ lĩnh mà còn có thể dùng để chỉ các loại giao lĩnh, viên lĩnh có vạt dài. Thời Minh, từ “trường áo” (長襖) được dùng để chỉ loại áo vạt dài dành cho phụ nữ, được mặc bên ngoài thường. Trường áo thời Minh có thể là dạng giao lĩnh , viên lĩnh, hoặc thụ lĩnh. Những dạng áo vạt dài phủ ngoài thường cũng phổ biến tại Việt Nam trong quá khứ và cũng tồn tại ở cả dạng giao lĩnh, viên lĩnh, và thụ lĩnh. Những chiếc áo vạt dài này phân biệt với nhu (襦), là những chiếc áo vạt ngắn, thường được quấn thường bên ngoài. Nhu quần (襦裙) – áo vạt ngắn quây thường. Nhu (襦) có nghĩa là chiếc áo ngắn. Quần (裙) là chiếc váy, chiếc thường. Công Ty Cổ Phần Ỷ Vân Hiên