Bài đăng

Áo dài Nam xưa - Giới thiệu về áo dài truyền thống thời xưa

Hình ảnh
Áo dài truyền thống thời xưa   của người Việt Nam rất đa dạng về thiết kế cũng như chất liệu vải vì vậy mà được nhiều người quan tâm. Sức hút của các trang phục truyền thống ngày càng được nhiều bạn trẻ biết đến. Vì vậy mà Ỷ Vân Hiên đã tạo dựng nên để phục dựng lại những nét đẹp cổ xưa của nước ta. Để không bị mai một đi theo thời gian. 1. Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của áo dài năm thân cổ đứng truyền thống thời xưa năm thân cổ đứng khuy cài Trong suốt lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, trải qua các triều đại khác nhau, người Việt đã tạo được những dấu ấn, bản sắc riêng về mọi mặt trong đời sống xã hội. Và trang phục là một trong số những tinh hoa không thể không nhắc đến. Theo những ghi chép còn sót lại, chiếc áo dài năm thân cổ đứng khuy cài xuất hiện vào năm 1744 dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong. Giữa bối cảnh Trịnh – Nguyễn phân tranh (khoảng thế kỷ XVII, XVIII), vì mu

Khăn vấn

Hình ảnh
Khăn vấn là một dạng phục sức đã ăn sâu vào nhận thức của người Việt khi nói đến những trang phục truyền thống. Đây là dạng phục sức thịnh hành vào triều đại gần nhất là nhà Nguyễn, theo lẽ dĩ nhiên phải ấn tượng nhất trong tâm thức người Việt. Song thật trớ trêu rằng ở thời hiện đại, tuy luôn tôn vinh những hình ảnh khăn vấn áo thụ lĩnh, nhưng người Việt lại chưa hiểu và biết rõ hoàn toàn tính chất của loại phục sức này. Xuất xứ chính xác của loại phục sức này đến nay vẫn hoàn toàn không chắc chắn, song những nhận định trong Ngàn năm áo mũ (Trần Quang Đức) đều khá hợp lý rằng nó trở nên phổ biến vào đầu thời Nguyễn, cùng với áo Thụ lĩnh (loại áo cổ đứng, chính là dạng áo tiền đề của loại trang phục mà ngày nay gọi là “áo dài”). Với chức năng làm gọn tóc để tránh nóng, người An Nam thời Nguyễn dần chú ý hình dáng của nó để kiểu cách hơn, hợp với nhu cầu làm đỏm, và đến cuối thời Nguyễn nó đã đạt đến hình thái ổn định. Nhưng do sự đứt gãy văn hóa trầm trọng ỏ Việt Nam thời hiện đ

Thuê áo the khăn xếp tại Hà Nội

Hình ảnh
Áo the khăn xếp một nét văn hóa đặc sắc của người quan họ Bắc Ninh thời xưa với kiểu dáng vô cùng độc đáo và ấn tượng.  Cho thuê áo the khăn xếp tại Hà Nội Liên hệ:  02432668322 Áo the khăn xếp nét độc đáo của làng quan họ Bắc Ninh với dải yếm đào, quần lĩnh, tà áo the cùng đôi guốc mộc. Hình ảnh những cô gái với giọng hát ngọt ngào trong bộ váy the, đầu đội khăn xếp đã thành một biểu tượng đặc sắc của người Bắc Ninh. Bộ quần áo the làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau nhưng đa phần áo được làm từ chất liệu vải von nhung mềm mại, nhẹ nhàng để tạo cho bộ áo trở lên uyển chuyển và thướt tha hơn. Kiểu dáng của bộ áo the không khác so với bộ áo tứ thân là mấy, chỉ khác chút là tà áo khoác ngoài của bộ áo the được may hai lớp với lớp ngoài sử dụng gam màu trầm tối giản như màu tím than hoặc màu đen, lớp phía trong sử dụng gam màu sặc sỡ, chia làm hai màu màu xanh và màu đỏ để lộ một phần ra phía ngoài tạo cho bộ áo thêm nổi bật và khác lạ. Bên trong là chiếc yếm đào với những gam

Trang phục quan lại triều Nguyễn

Hình ảnh
Quy chế trang phục của quan lại triều Nguyễn có 2 lần sửa đổi lần 1 là vào năm 1804 đời vua Gia Long và năm 1845 đời vua Thiệu Trị, lần sửa đổi năm 1845 căn bản không thay đổi nhiều quy chế năm 1804 chỉ khác năm 1845 quy định chỉ quan lục phẩm trở lên mới được mặc triều phục. Vì thế chỉ xin thống kê quy chế triều phục vào năm 1845 theo  Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ Tuy nhiên trước khi vào cụ thể mình xin đồ giải rõ một chiếc mũ Phốc đầu, về căn bản mũ Phốc đầu của nước ta qua các triều đại hình dáng không quá khác biệt, cái để phân biệt là các dạng hoa văn trang sức trên mũ, với nhà Nguyễn thì quan văn sẽ đội mũ Phốc đầu dáng tròn quan võ đội mũ Phốc đầu dáng vuông Đồ giải mũ Phốc đầu nhà Nguyễn 1) Trang sức Bác sơn (còn gọi là khỏa kiều) 2) Hoa vàng 3) Giao long vàng 4) Khỏa giản vàng (còn gọi là hốt) 5) Cánh chuồn mũ đầu bọc vàng (Ở các cấp cao hơn thì viền cánh chuồn được bọc vàng) bề mặt trang trí giao long vàng như hình dưới đây Đó là mặt trước còn mặt sau mũ (Ở đây mì

Trang phục công chúa triều Nguyễn

Hình ảnh
- Trưởng công chúa (Quy chế năm 1808): +) Mũ:  Đội mũ Thất phượng quan với hình dáng cơ bản gần như Cửu phượng quan, làm bằng lông mã vĩ trùm búi tọc sức vàng, 4 khỏa kiều vàng, 1 chiếc sức chân tóc, 7 hình phượng bay, 4 miếng cổ đồ, 2 đóa hoa mai, 4 hoa cúc, 7 hoa mận, 4 trâm hoa, 1 vòng trang sức quanh đỉnh đầu, 1 vòng sức quanh viền mũ, đều đính với 1 miếng tuyến khảo trổ hình phượng, 2 miếng khỏa bản, 1 bộ trâm bạch kim xâu 120 hạt giả châu khảm 230 hạt pha lê.  +) Y phục:  Phượng bào may bằng đoạn bát ti bóng màu hoa xích thêu hình phượng ổ, thường may bằng đoạn Bát ti bóng màu tuyết bạch thêu hình phượng ổ ngũ sắc xen kim tuyến, đai có thân bằng tre thuộc bọc đoạn Bát ti bóng màu hoa xích, sức 18 miếng trang sức vuông dẹt bằng vàng, mặt trang trí cổ đồ, vân phượng lót bằng kính, 1 đôi tất bằng lĩnh bát ti màu tuyết bạch, 1 đôi hài bằng tơ xích vũ thêu phượng. Phượng bào màu đỏ phục chế trong bộ sưu tập Báu vật cung đình triều Nguyễn. Phượng bào đ

Phượng bào của Hoàng Thái Hậu và Hoàng Hậu

Hình ảnh
Triều phục là cách gọi của nhà Nguyễn về lễ phục phượng bào của Hoàng hậu và Hoàng thái hậu. Theo Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ thì quy định nhà Nguyễn về Triều phục của hậu phi và công chúa như sau:  - Hoàng Thái hậu:  + Mũ đội: Cửu Phượng quan, thân mũ làm bằng lông mã vĩ, trùm búi tó, sức 9 hình phượng múa rồng bay, khảm 9 lạp bổn, 1 miếng vân hoa bó tóc, 1 bác sơn vàng, 12 cánh hoa bướm, 4 trang sức trâm, 2 cành hốt phía trước, 1 vòng liên đằng bọc tóc, 4 đóa hoa mai, 2 đoạn liên đằng trang sức chân tóc, 1 miếng khỏa kiều đằng sau, phô hình phượng nạm vàng một đoạn chỉ, 4 thân trâm bạch kim xâu chuỗi thùy anh, 198 hạt chân trâu cỡ nhỏ, khảm 235 hạt pha lê các loại. Nghạch cân làm bằng đoạn Bát ti màu thiên thanh lót lĩnh đại tào màu vàng chính sắc sức 4 khuyên vàng, 1 dải thao tơ. Mũ được phép khảm gương và xâu thêm ngọc châu bao nhiêu tùy ý thích của Hoàng thái hậu.  + Y phục: Phượng bào bằng sa mát màu vàng chính sắc, thêu chữ Thọ ngũ sắc gia kim, hoa, sóng nước xen

Áo Viên Lĩnh hay Đoàn Lĩnh, Bàn Lĩnh

Hình ảnh
Áo Viên lĩnh (圓領) là một dạng thức áo có cổ áo hình tròn, cũng gọi là Đoàn lĩnh (團領) hay Bàn lĩnh (盘领), rất phổ biến trong văn hóa các xứ Đông Á từ khi triều đại nhà Đường của họ Lý thống trị trung nguyên. Đây là loại áo đã trở nên phổ biến khắp văn minh Đông Á ngang ngửa với áo Giao lĩnh . Xuất xứ từ Tây Vực truyền đến, viên lĩnh cổ áo thiết kế nhằm phục vụ nhu cầu hoạt động. Cổ áo khép kín là để phòng ngừa gió cát xâm nhập, nút thắt áo ở trên bả vai ngay cổ nên tạo thành tên gọi “Thượng lĩnh”. Khi mở cổ áo này ra, nó tạo thành hình ảnh một chiếc áo Phiên lĩnh (翻領) kiểu người Hồ rất hay thấy trong văn hóa thời Đường. Khoảng thời Đường đến Tống, loại áo này được gọi Thượng lĩnh (上领), sang thời Minh mới bắt đầu gọi “Viên lĩnh”, “Đoàn lĩnh” rồi cả “Bàn lĩnh” vậy. Loại áo này trở nên phổ dụng bao giờ hết từ thời Đường, chủ yếu dùng cho sĩ đại phu và nam giới vì kết cấu lịch lãm gọn nhẹ mà không kém phần cao quý. Sang thời Tống-Minh, áo này được kết cấu khác đi một chút khi đường may

Áo Nhật Bình của Công Chúa và Hậu Phi trong cung

Hình ảnh
Theo "Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ" thì áo Nhật Bình được quy định là thường phục cho Hậu Phi, Công chúa. Áo Nhật Bình có nguồn gốc từ áo Đối Khâm Phi Phong đời Minh là dạng áo Đối Khâm có cổ hình chữ nhật to bản, dùng dây buộc 2 vạt áo. Ngay từ năm Gia Long thứ 6 (1807) đã quy định về việc sử dụng Nhật Bình trong nội cung. Theo sách Khâm định Đại Nam Hội điển Sử lệ thì áo Nhật Bình là triều phục (tức các dịp lễ lớn như sắc phong, các tiết Vạn thọ, tiết Thánh thọ, tiết Thiên thu v..v..) dành cho các bậc Nhất giai Phi, Nhị giai Phi, Tam giai Tần, Tứ giai Tần. Tùy theo màu sắc mà phân biệt phẩm trật khác nhau. Đối với các bậc Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu/ Hoàng Quý phi và Công chúa thì sử dụng Phượng bào làm triều phục còn Nhật Bình được sử dụng như một loại thường phục. Màu sắc cụ thể của áo Nhật Bình được quy định tương ứng với từng cấp bậc như sau vào năm 1807: - Hoàng hậu: +) Mũ: 2 chiếc Cửu long kim ước phát, 1 cửu phượng kim ước phát, 8 trâm phượng bằng vàng. +) Y