Áo Viên Lĩnh hay Đoàn Lĩnh, Bàn Lĩnh
Áo Viên lĩnh (圓領) là một dạng thức áo có cổ áo hình tròn, cũng gọi là Đoàn lĩnh (團領) hay Bàn lĩnh (盘领), rất phổ biến trong văn hóa các xứ Đông Á từ khi triều đại nhà Đường của họ Lý thống trị trung nguyên. Đây là loại áo đã trở nên phổ biến khắp văn minh Đông Á ngang ngửa với áo Giao lĩnh.
Xuất xứ từ Tây Vực truyền đến, viên lĩnh cổ áo thiết kế nhằm phục vụ nhu cầu hoạt động. Cổ áo khép kín là để phòng ngừa gió cát xâm nhập, nút thắt áo ở trên bả vai ngay cổ nên tạo thành tên gọi “Thượng lĩnh”. Khi mở cổ áo này ra, nó tạo thành hình ảnh một chiếc áo Phiên lĩnh (翻領) kiểu người Hồ rất hay thấy trong văn hóa thời Đường. Khoảng thời Đường đến Tống, loại áo này được gọi Thượng lĩnh (上领), sang thời Minh mới bắt đầu gọi “Viên lĩnh”, “Đoàn lĩnh” rồi cả “Bàn lĩnh” vậy.
Loại áo này trở nên phổ dụng bao giờ hết từ thời Đường, chủ yếu dùng cho sĩ đại phu và nam giới vì kết cấu lịch lãm gọn nhẹ mà không kém phần cao quý. Sang thời Tống-Minh, áo này được kết cấu khác đi một chút khi đường may từ cổ xuống đưa hẳn sang phần hông dưới nách áo, chứ không đi gần như một đường thẳng xuống eo như thời Đường, và đó chính là hình ảnh “Viên lĩnh” tồn tại trong tâm thức văn hóa Đông Á.
Loại áo này thêm hoa văn, trở thành loại áo Triều phục cao quý dành cho Hoàng đế lẫn quan viên. Long bào, Triều bào,...đều là dạng thức viên lĩnh với sự phân biệt bằng hoa văn và mũ đội. Về Tống-Minh cũng bắt đầu mặc vài lớp áo lót giao lĩnh bên trong viên lĩnh, chứ không chỉ mặc đơn như thời Đường nữa. Cũng từ thời Minh khai sáng chế độ Bổ tử (補子), nên áo quan viên gọi là Bổ phục (補服). Quy chế này không chỉ Minh triều dùng mà cả An Nam Lê triều Nguyễn triều lẫn Triều Tiên vương triều Lý thị đều noi theo. Nhật bản tuy có sự khai xuyên riêng biệt nhưng Viên lĩnh vẫn được dùng trong các Lễ trang của nhà công gia, hay như Thiên Hoàng bệ hạ quy chế trang phục cũng có viên lĩnh.
Trang phục này không quy định giới tính, vì cả phụ nữ cũng sử dụng, nhất là từ các bộ Lễ phục của nữ giới triều Minh, hay như tại An Nam Nguyễn triều thì có Phượng bào – trang phục cao quý chỉ có bậc Hậu và Công chúa được dùng. Theo tranh vẽ của người Nhật khi thăm Quảng Nam quốc của chúa Nguyễn, họ bắt gặp rất nhiều phụ nữ mặc viên lĩnh tay ngắn, bên trong là giao lĩnh tay thụng.
Xuất xứ từ Tây Vực truyền đến, viên lĩnh cổ áo thiết kế nhằm phục vụ nhu cầu hoạt động. Cổ áo khép kín là để phòng ngừa gió cát xâm nhập, nút thắt áo ở trên bả vai ngay cổ nên tạo thành tên gọi “Thượng lĩnh”. Khi mở cổ áo này ra, nó tạo thành hình ảnh một chiếc áo Phiên lĩnh (翻領) kiểu người Hồ rất hay thấy trong văn hóa thời Đường. Khoảng thời Đường đến Tống, loại áo này được gọi Thượng lĩnh (上领), sang thời Minh mới bắt đầu gọi “Viên lĩnh”, “Đoàn lĩnh” rồi cả “Bàn lĩnh” vậy.
Loại áo này trở nên phổ dụng bao giờ hết từ thời Đường, chủ yếu dùng cho sĩ đại phu và nam giới vì kết cấu lịch lãm gọn nhẹ mà không kém phần cao quý. Sang thời Tống-Minh, áo này được kết cấu khác đi một chút khi đường may từ cổ xuống đưa hẳn sang phần hông dưới nách áo, chứ không đi gần như một đường thẳng xuống eo như thời Đường, và đó chính là hình ảnh “Viên lĩnh” tồn tại trong tâm thức văn hóa Đông Á.
Loại áo này thêm hoa văn, trở thành loại áo Triều phục cao quý dành cho Hoàng đế lẫn quan viên. Long bào, Triều bào,...đều là dạng thức viên lĩnh với sự phân biệt bằng hoa văn và mũ đội. Về Tống-Minh cũng bắt đầu mặc vài lớp áo lót giao lĩnh bên trong viên lĩnh, chứ không chỉ mặc đơn như thời Đường nữa. Cũng từ thời Minh khai sáng chế độ Bổ tử (補子), nên áo quan viên gọi là Bổ phục (補服). Quy chế này không chỉ Minh triều dùng mà cả An Nam Lê triều Nguyễn triều lẫn Triều Tiên vương triều Lý thị đều noi theo. Nhật bản tuy có sự khai xuyên riêng biệt nhưng Viên lĩnh vẫn được dùng trong các Lễ trang của nhà công gia, hay như Thiên Hoàng bệ hạ quy chế trang phục cũng có viên lĩnh.
Trang phục này không quy định giới tính, vì cả phụ nữ cũng sử dụng, nhất là từ các bộ Lễ phục của nữ giới triều Minh, hay như tại An Nam Nguyễn triều thì có Phượng bào – trang phục cao quý chỉ có bậc Hậu và Công chúa được dùng. Theo tranh vẽ của người Nhật khi thăm Quảng Nam quốc của chúa Nguyễn, họ bắt gặp rất nhiều phụ nữ mặc viên lĩnh tay ngắn, bên trong là giao lĩnh tay thụng.
Nhận xét
Đăng nhận xét