Câu chuyện về nguồn gốc áo tứ thân



Những người phụ nữ trong chiếc áo tứ thân cùng dải yếm đào. Đây là hình ảnh đặc trưng của văn hóa xứ Kinh Bắc xưa. Trang phục thẫm đẫm hồn quê và gắn liền với biết bao thăng trầm của lịch sử. Nếu như người ta nhắc đến tà áo dài Huế như một sự kiêu sa, thướt tha, áo bà ba Nam Bộ giản dị, gần gũi thì áo tứ thân lại đặc trưng cho văn hóa nông thôn Bắc Bộ. Hãy điểm qua những nét duyên đó trong bài viết dưới đây nhé!
  1. Câu chuyện của áo tứ thân

Mỗi một trang phục đều có câu chuyện của riêng mình và áo tứ thân cũng như thế. Cho đến tận ngày nay, vẫn chưa ai biết được rốt cuộc áo tứ thân có từ đâu. Chỉ có một số di sản khảo cổ tìm thấy hình ảnh của bộ trang phục này. Chúng được tìm thấy trên những hình khắc trống đồng cách nay vài nghìn năm. Trang phục này được phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ mặc hàng ngày đến tận đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, hiện nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các ngày lễ hội truyền thống. Tiêu biểu có thể kể đển như lễ hội Lim.
Cũng có truyền thuyết kể rằng, khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh đuổi quân Hán ra khỏi bờ cõi nước ta đã mặc một chiếc áo dài có 2 tà giáp vàng. Do tôn kính Hai Bà nên người Việt không mặc áo 2 tà mà dùng 4 tà. Đây cũng chính là áo tứ thân.
Đó chỉ là truyền thuyết, cũng có quan điểm cho rằng, do kỹ thuật của thời xưa không thể dệt được những tấm vải có khổ rộng nên phải sử dụng nhiều mảnh để may áo.

Áo tứ thân mang trong mình nhiều ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống, tình cảm con người.

Có lý giải cho rằng, bốn thân áo tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ vợ, cha mẹ chồng), hai tà áo trước buộc lại với nhau lại tương trưng cho tình nghĩa vợ chồng khăng khít bên nhau. Hình ảnh một vạt cụt như cái yếm, bên ngoài là hai vạt lớn tựa như cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng.
Chiếc áo tứ thân được may bằng bốn khổ vải hẹp, có hai vạt trước và hai vạt sau. Hai vạt sau của áo được may lại với nhau còn hai vạt áo trước được buộc lại và để thõng xuống thành hai tài áo ở giữa. Điểm đặc biệt của những chiếc áo tứ thân chính là không có cúc hay nút cài. Mặc áo tứ thân phải mặc với áo yếm, dải yếm đào.
Chiếc khăn mỏ quạ, chiếc nón quai thao luôn đi liền với chiếc áo tứ thân. Từ đó, tạo nên vẻ đẹp của người phụ nữ Bắc Bộ đơn giản, tế nhị và kín đáo.
  1. Áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao…

Đây là hình ảnh riêng có của văn hóa người Kinh Bắc xưa và nay. Dù hiện nay, áo tứ thân, dải yếm dào, khăn mỏ quạ, nón quai thao không còn hiện hữu hằng ngày những liền chị quan họ vẫn cố gắng gìn giữ. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, cùng quá trình hội nhập quốc tế, hình ảnh đậm chất Á Đông ấy giờ chỉ còn trong hoài niệm.
Những hình ảnh đã đi vào dĩ vãng? Hay chỉ còn là những bức ảnh đen trắng, những thước phim được dựng lại? Hình ảnh áo tứ thân, yếm lụa, khăn mỏ quạ,… Tất cả đi vào thơ ca và luôn tồn tại trong tiềm thức người dân Việt.

Xưa và nay vẫn vẹn nguyên ý nghĩa

Xưa kia trong văn hóa người Kinh Bắcáo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao,… cũng giống như những miền quê Bắc Bộ khác thân thương, gần gũi. Ngày nay, hình ảnh những người phụ nữ mặc áo tứ thân, chít khăn quạ, cầm chiếc nón quai thao được những liền chị quan họ giữ gìn. Nhìn những liền chị trong trang phục mớ ba mớ bảy hát những làn điệu quan họ kể thật là thấm lắm cái tình, cái nét duyên dáng, dịu dàng.
Nhiều người già ở những ngôi làng xứ Kinh Bắc kia vẫn giữ lại trang phục áo tứ thân. Bởi đây như một vật để hoài niệm về thời kỳ xa xôi ấy. Không thể phủ nhận, dù cố gắng gìn giữ nhưng áo tứ thân hiện nay đã có nhiều sự thay đổi làm mất đi phần nào giá trị thực của nó.
Áo tứ thân là minh chứng cho đức tính tần tảo của người phụ nữ Việt. Là chứng nhân của lịch sử phát triển hàng nghìn năm của đất nước. Nhưng giờ áo tứ thân đã biến mất trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Có lẽ điều này cũng là sự chuyển mình của thời hội nhập chăng?
Trong văn hóa người Kinh Bắc, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao là không thể tách rời. Dẫu có sự khác biệt giữa xưa và nay! Đối với người Kinh Bắc nói chung và người Việt Nam nói chung, dù đã không còn hiện hữu trong cuộc sống thường nhật nhưng áo tứ thân sẽ vẫn mang đậm tâm hồn và in sâu vào trong tiềm thức. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Áo Nhật Bình của Công Chúa và Hậu Phi trong cung

Trang phục công chúa triều Nguyễn

Phục dựng guốc mộc - Nét đẹp trong hành trang văn hóa dân tộc