Khăn vấn

Khăn vấn là một dạng phục sức đã ăn sâu vào nhận thức của người Việt khi nói đến những trang phục truyền thống.

Đây là dạng phục sức thịnh hành vào triều đại gần nhất là nhà Nguyễn, theo lẽ dĩ nhiên phải ấn tượng nhất trong tâm thức người Việt. Song thật trớ trêu rằng ở thời hiện đại, tuy luôn tôn vinh những hình ảnh khăn vấn áo thụ lĩnh, nhưng người Việt lại chưa hiểu và biết rõ hoàn toàn tính chất của loại phục sức này.



Xuất xứ chính xác của loại phục sức này đến nay vẫn hoàn toàn không chắc chắn, song những nhận định trong Ngàn năm áo mũ (Trần Quang Đức) đều khá hợp lý rằng nó trở nên phổ biến vào đầu thời Nguyễn, cùng với áo Thụ lĩnh (loại áo cổ đứng, chính là dạng áo tiền đề của loại trang phục mà ngày nay gọi là “áo dài”). Với chức năng làm gọn tóc để tránh nóng, người An Nam thời Nguyễn dần chú ý hình dáng của nó để kiểu cách hơn, hợp với nhu cầu làm đỏm, và đến cuối thời Nguyễn nó đã đạt đến hình thái ổn định. Nhưng do sự đứt gãy văn hóa trầm trọng ỏ Việt Nam thời hiện đại, đã khiến hình ảnh Khăn vấn trở nên lệch hẳn ra khỏi khái niệm ban đầu, và biến thành thứ hoàn toàn xa lạ.

Khăn vấn đối với nam và nữ có nhiều khác biệt. Trong đó nam giới sẽ búi tóc sau gáy thành kiểu củ tỏi, rồi vấn khăn quanh đầu gọn gẽ, không chừa tóc mái, vì toàn bộ tóc đã chải gọn ra phía sau. Còn nữ giới có loại thể thức cơ bản là độn tóc, lẫn tóc thật hoặc tóc giả, từ Bắc đến Huế tuy kiểu luồn khăn có khác nhau, song đây vẫn là thể thức chính. Phụ nữ do luồn tóc vào khăn, nên phần mái chẻ đôi hiện ra chứ không bị che đi như nam giới, vì vậy ở miền Bắc khi làm lụng thì phụ nữ còn phủ khăn mỏ quạ cho kín hết cả đầu.

Khăn vành dây là một loại chỉ có ở phụ nữ, một dạng thức dùng khổ vải lớn và rộng. Sau khi vấn tóc quanh đầu theo thể bình thường, họ đè khăn vành lên và vấn bao phủ hết đầu theo nhiều vòng, loại thức này khiến phụ nữ giống nam giới ở chỗ phần trán được che kín bởi khăn vấn. Khăn vành càng đẹp khi vấn nhiều vòng (dù cao lắm là 30 vòng), do đường vân vải thể hiện rất rõ, rất đẹp.

Tác dụng cơ bản của khăn vấn là làm gọn gẽ tóc tai, nên phần khăn trừ màu sắc và chất vải, ngoài ra không còn trang trí gì thêm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Áo Nhật Bình của Công Chúa và Hậu Phi trong cung

Trang phục công chúa triều Nguyễn

Phục dựng guốc mộc - Nét đẹp trong hành trang văn hóa dân tộc