May đo áo dài khăn đóng cho cụ ông mừng thọ, thượng thọ, áo cúng lễ
Mừng thọ cũng là cách giáo dục, răn dạy con cháu bổn phận ăn ở trước sau với người đời, với xã hội. Trong nghi lễ mừng thọ thì không thể thiếu bộ trang phục áo dài dân tộc Việt Nam để người cao tuổi mặc khi thi hành nghi lễ cúng tổ tiên và ra đình,chùa
Độ tuổi mừng thọ có thể chia làm 3 bậc:
-Hạ thọ: từ 61 tuổi đến 69 tuổi (mặc mầu xanh dương )
-Trung thọ: từ 70 tuổi đến 80 tuổi (mặc mầu vàng )
-Thượng thọ: từ 80 tuổi đến 89 tuổi (mặc mầu đỏ)
-Đại Thọ : Từ 90 trở lên ( trong đó thì độ tuổi từ 81 tuổi trở lên mặc chung mầu đỏ.Một số vùng các cụ coi mầu vàng là mầu cao nhất )
Ỷ Vân Hiên - phục vụ quanh năm áo dài đủ mầu cho các độ tuổi thọ của các cụ để cử hành nghi lễ.
Đủ bộ gồm :Áo+quần+ khăn xếp hoặc khăn vấn.
Có Đủ mầu :Đỏ+Đen+ Vàng+Xanh.
Mừng thọ một nét văn hóa mang tính nhân văn.
Không rõ phong tục mừng thọ chính xác có từ bao giờ, nhưng đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác và tồn tại cho đến ngày nay. Thông thường, 70 tuổi gọi là thượng thọ, 80 tuổi là đại thọ, 90 tuổi là thượng thượng thọ và tròn 100 tuổi là bách tuế hay bách niên chi lão.
Trong tâm thức dân gian của người Việt, mỗi người sinh ra đều mong muốn đạt được Ngũ Phúc trong đời là: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Trong đó, Thọ là yếu tố khó nắm bắt nhất nên cũng là điều mà mọi người mong muốn nhất. Điều này thể hiện ngay trong đời sống thường nhật, trong những lời chúc tụng, bao giờ người ta cũng đề cập đến lời chúc về sức khỏe đầu tiên, còn tiền tài hay danh vọng chỉ được xếp sau. Tuổi thọ là điều quý giá nhất của đời người mà không phú quý nào sánh bằng.
Gia đình có người cao tuổi được coi là đại hồng phúc; con cháu được mừng thọ ông bà, cha mẹ là được thêm niềm vui, niềm tự hào. Chính vì vậy, mừng thọ là một nét đẹp văn hóa đáng trân trọng.
Nhận xét
Đăng nhận xét