Tìm hiểu về áo Giao Lĩnh (giao lãnh)



Áo giao lĩnh là loại áo vạt chéo, buộc vạt bên phải vốn phổ biến ở Châu Á. Đây là loại áo cổ xưa và được trọng nhất trong lễ tiết Á Đông. Cổn Miện – phục sức cao nhất của bậc đế vương, chỉ được dùng trong những dịp tế trời – luôn là dạng giao lĩnh vì tuân theo Chu Lễ.

Ở Việt Nam hình ảnh áo giao lĩnh xưa nhất được tìm thấy trên tượng A Di Đà thời Lý tại chùa Phật Tích. Vào thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17 và 18, tranh và tượng thể hiện các tầng lớp dân cư mặc giao lĩnh còn lại khá nhiều. Nhóm Đại Việt Cổ Phong dựa trên đó để may bộ trang phục này dành cho trẻ nhỏ, với chất liệu là vân (tơ tằm) dệt bởi gia đình cố nghệ nhân Triệu Văn Mão.


Hình ảnh phục dựng áo giao lĩnh tại Ỷ Vân Hiên

Về tổng thể, y phục giao lĩnh mặc trong sinh hoạt thường nhật của triều Lê khá giống với y phục giao lĩnh triều Minh, song vẫn có nhiều điểm có thể dùng để nhận dạng:
1) Người triều Lê thường xõa tóc dài trong khi người Trung Quốc thường búi cao, tết đủ hình dáng.
2) Váy thời Minh nhiều khi được xếp nếp trong khi váy Lê không hề gấp nếp.
3) "Thường" triều Lê thường ngắn hơn hẳn so với váy, còn thường triều Minh thường dài bằng váy và phủ kín váy.
4) Người triều Lê thường đi chân đất, trong khi TQ thường đi giày, thậm chí bó chân.

Xem thêm:





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Áo Nhật Bình của Công Chúa và Hậu Phi trong cung

Trang phục công chúa triều Nguyễn

Phục dựng guốc mộc - Nét đẹp trong hành trang văn hóa dân tộc